Quê hương tôi cứ mãi điêu linh - Kỳ 10 (Huỳnh Tâm)


Thế giới truy tìm thủ phạm độc tài nhất của thế kỷ 20 để trao giải tội ác chống lại nhân loại. "Cha già dân tộc" Việt Nam ứng viên số 3/12 được trúng tuyển "huy chương đồng" với tỉ số khởi đầu giết chết 1,7 triệu nhân dân Việt Nam. Sau khi ban giám khảo trao giải, đọc tên úy Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh-1933-1969), lúc này thiên hạ mới biết Nguyễn Ái Quốc "đầu thai" Hồ Chí Minh (1890-1932).

Giới thiệu tiểu sử ngắn gọn: Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh), kẻ cướp đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và lãnh đạo Quân đội nhân dân. Đã từng làm Chủ tịch Đảng Lao Động và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Vang danh trên thế giới tội ác chống lại nhân loại và tội chống dân tộc Việt Nam: Mùa Thu tháng 8 đỏ cướp chính quyền Trần Trọng Kim. Tịch thu tài sản, quyên tiền vật dụng quý bấu chở về Trung Quốc. Mượn chiến tranh diệt chủng dân tộc Việt, Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1953-1956). Phân người lập công dâng lên đảng (phân Bắc); Cướp tài sản nhân dân qua hợp tác xã, đưa dân đến nghèo đói. Hồ Tập Chương làm chứng chỉ giả "Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới Unesco Liên Hiệp Quốc". Nhân văn giai phẩm, Tổng Công Kích Mậu Thân 1968, Chiến Dịch Nguyễn Huệ 1972, cải tạo tư tưởng nhân dân theo văn hóa Trung Cộng, trên 700 tờ báo, độc quyền truyền thông radio, truyền hình và khủng bố theo kế hoạch Mao xịt. Kết quả 1 triệu 700 trăm ngàn người thiệt mạnh dưới tay Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh). Cải tạo Công Thương Nghiệp miền Bắc (1956-1958), Chiến tranh Nam-Bắc đường mòn Hồ Chí Minh sinh Bắc tử Nam hơn 1 triệu bộ đội và dân công. Đại Hội 3/Nghị Quyết 9 TUĐ/Đồng khởi miền Nam/1960. Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975, đốt sạch văn hòa miền Nam, cải tạo tư tưởng 25 triệu nhân dân miền Nam, tù đày bằng nhiều hình thức khác nhau và đưa miền Nam sống dưới ngưỡng cửa nghèo khó hơn cả miền Bắc.

Có thể nói lịch sử Việt Nam quá đau đớn, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Cộng khởi đầu đánh "tư sản mại bản", và cướp tài sản của nhân dân qua 3 lần đổi tiền:

Đổi tiền lần thứ nhất ngày 22/9/1975.

Lúc 2 giờ ngày 22/09/1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Từ tiền vàng (Việt Nam Cộng hòa) đổi lấy tiền giấy lộn (Mặt Trật Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).

- Hối suất: 500 đồng (Việt Nam Cộng hòa) = 1 đồng (Mặt Trật Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).

- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng tiền mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại… Hà Nội không ngờ nền kinh tế miền Nam phồn thịnh hơn ngàn lần Miền Bắc.

Ngoạn mục chưa từng có, "Cộng quân tiến chiếm Sài Gòn trưa ngày 30.04.1975, Ban Quân quản các ngân hàng đã tiếp thu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng khác", tiền, vàng còn nguyên vẹn. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn nhiều. Đó là lời ông Lữ Minh Châu, Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn-Gia Định, người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ cũ. Ngoài ra, ông Châu còn xác nhận: "16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của Ngân Hàng Trung Ương". Ông cho biết thêm: "Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền đang lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi". Và theo Wikipedia, khi kiểm kê tiếp thu, trong kho hầm sắt Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có 1.234 thỏi vàng và một số tiền cổ bằng vàng, tức hơn 16 tấn. Đó là tài sản quý kim và tiền tệ của nước Việt Nam Cộng Hòa. 

Sau đó, đến phiên tiền tệ của người dân được cướp đi bởi các cuộc "Đổi tiền". Ngoài ra trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy. Sau đó, theo Wikipedia cho biết từ đầu năm 1976, các gia đình có đổi tiền được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại. Đảng "Bác" cướp của nhân dân có trao hóa đơn. Đảng "Bác" đánh giá chiến dịch "Đổi tiền" đã đạt thành quả tốt đẹp lớn hơn cả chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975). 

Đổi tiền lần thứ hai ngày 03/5/1978.

Nhân dân gọi rằng tiền (Mặt Trật Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam) đổi lấy tiền (Hồ Tập Chương). Sau khi thống nhất Việt Nam năm 1976, đảng Lao động Việt quyết định tiến lên xã hội chủ nghĩa hóa nền kinh tế thị trường, theo nghị quyết khóa III, xóa bỏ "tư sản mại bản và dân tộc", xây dựng hợp tác xã…. Lần đổi tiền năm 1978 được quyết định bởi Thủ tướng theo sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới.

Nhân dân thành thị được đổi tối đa:

- 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
- 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.

Nhân dân nông thôn được phép đổi theo ngạch sau:

- 100 đồng cho mỗi hộ 2 người.
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.

Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể rút ra. Buộc trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính.

Đổi tiền lần thứ ba ngày 14/9/1985.

Trước ngày đổi lấy tiền 12/9/1985, báo Tuổi Trẻ loan tải trang nhất: "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương" và viết tiếp: "Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để". báo chí Việt Cộng loan tải lời lẽ quá hung hăng không khác nào hồn ma Hồ Tập Chương xuất hiện. Thế rồi, sáng 14/09/1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đó là biện pháp "Đổi Tiền" của Việt Cộng chủ trương khác biệt đối với thế giới Dân Chủ. Trước ngày cướp tiền của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải viết báo biện luận "Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động". 

Không thể biết trước Đảng "Bác" đang đứng trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng-tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng để thanh toán cho quân đội và hành chính, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới, một công thức phục vụ cho cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào một khối lượng lớn tiền lưu thông tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách "Giá-Lương-Tiền" hay tổng điều chỉnh giá-lương-tiền là cuộc cải cách kinh tế Việt Nam vào năm 1985, đưa đến nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng hỗn loạn, đình đốn kinh tế v.v... Đoạn đường dài đẫm máu nhất trong lịch sử Dân Tộc Việt Nam đang khắc khoải.

Nạn đói 1945, Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm xương trắng đầy thành phố và nông thôn miền Bắc. Hồ Tập Chương tịch thu lúa gạo nuôi quân và gửi đến mật khu Diên An cho Mao Trạch Đông, thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến" và "Tuần lễ vàng", cùng lúc Nhật Bản đốt lúa gạo trồng cây đay, Việt Minh tuyên truyền láo khoét không nhận tội của chính mình là một trong những bàn tay đẫm máu trước tình hình nạn đói 1945. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) với danh hiệu mã số 3/12, tội ác chống lại loài người và giết người hàng loạt trong vòng 100 năm qua. Nguồn: Tạp chí trực tuyến của Mỹ "The Daily Beast".[1] 

Những tên "Đao phủ thủ" đã bị loài người điểm danh tính sổ, nghiên cứu tội ác trực tiếp hoặc gián tiếp, gần 2 triệu người chết dưới chế độ độc tài, tạp chí Mỹ trực tuyến "Daily Beast" xếp hạng theo số người chết, được lựa chọn 12 người độc tài nhất thế giới trong đó có Hồ Tập Chương (HCM), số còn lại 100 người khác đang ghi danh.

Trong vòng 75 năm qua (1940-2015) đảng "Bác" của chúng cháu chống lại nhân loại và giết nhân dân Việt Nam. Xương trắng máu người loan cả Trường Sơn cho đến ngày nay vẫn chưa dừng tay. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh, giết nhân dân Việt Nam với tổng số trên 2,9 triệu người trong vòng 29 năm (1940-1969), tội ác lớn nhất: Chiến tranh Bắc-Nam (1945-1975), Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1953-1956) và cướp tài sản của nhân dân miền Nam.

Trung Cộng xuất bản tác phẩm "Hồ Chí Minh và Trung Quốc" để chứng minh người Hán gốc tộc Hẹ Đài Loan tên Hồ Tập Chương nay đã là "Quốc phụ Việt Nam". Hoa Nam xây lăng tẩm thờ muôn năm "Quốc phụ Hồ Tập Chương" tại Hà Nội. Một cú đấm vào mặt nhân dân Việt Nam, nào ai biết hổ thẹn? Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Bi kịch "Cải cách ruộng đất" miền Bắc nhân dân chết dưới chế độ độc tài Việt Cộng (Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam), mà không thốt được một lời phản đối, bi kịch!

Việt Cộng phân loại thành phần đấu tố theo chính sách CCRĐ như sau:
- Địa chủ (chủ đất đồn điền, bất kể ít nhiều, miễn là có khế ước, bằng khoán, như bây giờ là có sổ đỏ) 
- Điền chủ (chủ ruộng nói chung bất kể ít nhiều, tương tự địa chủ).
- Phú nông (nhà nông giàu có).
- Trung nông, có ruộng làm đủ sống, tương đối sung túc.
- Bần cố nông, nông dân nghèo nói chung (gồm ba loại, nông dân có ít ruộng tự làm, nông dân không ruộng phải thuê ruộng để trồng trọt, đóng tô cho chủ ruộng, gọi là tá điền, và cố nông (nông dân không ruộng chỉ chuyên làm thuê cho địa chủ, phú nông, và trung nông lấy tiền công).

Kỹ thuật đấu tố, tịch thu ruộng đất.
Ủy Ban Cải Cách Trung Ương, đào tạo thành phần thanh thiếu niên từ 8-15 tuổi, những thành viên này tuyển từ con nhà có ruộng đất, chính họ sẽ là người đấu tố ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người liên hệ trong gia tộc có ruộng đất. Thành phần cán bộ hưởng dẫn phương cách đấu tố Địa chủ, Điền chủ, Phú nông, Trung nông.

Công thức lập tổ CCRĐ, hoạt động theo bài bản nhất định, trước khi đấu tố công tác đầu tiên do tổ điền địa đo đất ruộng đất của địa chủ, sau đó phân pháp lại cho Bần cố nông, trong tổ điền địa đo đất có 5 thành viên đã được chỉ định công tác, khi đo ruộng đất của địa chủ v.v...

Trong hệ đo lường cổ xưa của Việt Nam, mẫu là một đơn vị đo diện tích. Một mẫu bằng 10 sào hay bằng 10 công (1 công=1 sào). 1 công hay 1 sào đất ở Nam bộ là 1000m2, ở Trung bộ là 500m2, ở Bắc bộ là 360m2. Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3.600 mét vuông và một công là 360 m².

Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào ở miền Bắc khá tùy tiện, tùy theo từng vùng. Chẳng hạn 1 mẫu=3600 m²; 1 mẫu=4.970 m²; hay tính theo ở Nam Bộ thì 1 mẫu=10.000 m². Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam.

Do sự đo lường phức tạp trên Việt Cộng lạm dụng bắt bí được Điền chủ. Ví dụ, chủ đất có 3 sào ruộng đo thành 3 công rưởi (3,5 sào), cứ thế mà nhân lên và sau cùng chia đều cho mỗi Bần cố nông 3 sào rưởi ruộng nhưng trên thực thế là 3 công. Bần cố nông háo hức tiếp nhận và cảm ơn đảng "Bác", còn được tự do đấu tốc Địa chủ, Phú ông, Trung nông không tiếc lời. Từ lúc bần cố nông bỗng một ngày biến thành trung nông cả nước, ai mà không hài lòng? Tuy nhiên những chủ đất mới tự nhận hậu quả sau lưng mà không hay biết, đã có ruộng đất ai cũng nỗ lực làm ra của cải và đóng thuế lúa gạo cho Việt Cộng, khi đóng thuế mùa đầu không đủ lúa, những mùa tiếp theo cũng như mùa đầu thế là sinh ra một nạn đói kém trong nhân dân, lúc này người dân đã biết "Bác" chơi lừa nhân dân, nhân dịp nhà nước đưa ra chính sách Hợp Tác Xã, nhân dân xung phong vào Hợp Tác Xã, thế là nhân dân giao ruộng đất, tất cả thuộc về nhà nước quản lý toàn bộ, người dân trở về nguyên địa vị cũ hay mới Bần cố nông. Một khi đã Hợp Tác Xã nhân dân sinh ra những tiêu cực mới, phú thác cho "Bác", dù "Bác" vận dụng hết trí tuệ và cung cấp biết bao nhiêu bằng khen khích lệ sản xuất cũng không đem lại đất nước phồng vinh. Đảng "Bác" phản bội nhân dân, nhân dân thờ ơ với "Bác" cuối cùng đi cầu viện lương thực Trung Cộng. Thực chất Mao và Hồ đã có ý định cho nhân dân Việt Nam một bài học "Bao tử" và đói nghèo để đảng "Bác" dẽ bảo sai làm con chiên trung thành với đảng "Bác".

Tòa án trong Cải cách ruộng đất là tầng lớp bần cố nông-những người nghèo, ít học, con em của phú nông. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Một người làm thuê đang đấu tố chủ cũ, sau đấu tố là hành quyết công khai (Cải cách ruộng đất 1953-1957). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Việt Cộng đã hành hình dã man hơn trăm hàng ngàn vụ đấu tố CCRĐ. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Nhân dân đang xôn xao đấu tố, người bên phải là Đức Phú, con trai bà Nguyễn Thị Năm. [2] Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm. 

Hợp Tác Xã sau khi CCRĐ, nhân dân tập trung làm không công cho đảng "Bác". Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Trí tuệ thần thông đảng "Bác" đem đến cho nhân dân cảnh nghèo khó tận cùng trong xã hội Cộng sản. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Tuy nhiên, Việt Cộng không phải lúc nào cũng chú trọng việc cải cách đó? Điều quan trọng hơn là tuyên truyền rửa sạch cướp bóc của cải nhân dân, tạo điều kiện người dân vô sản. Việt Cộng đang gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân nhưng không ai thấy được sự đau khổ bởi nhờ những lớp "tuyên truyền" ưu tú. Từ khi có Hồ Tập Chương (HCM) đất nước mỗi ngày mất đi tài nguyên không phát triển kinh tế và yếu kém hệ thống doanh nghiệp, nhà nước làm tốn rất nhiều tiền, mà còn ảnh hưởng nặng nhất bởi tham nhũng và độc ác với nhân dân.
ÿ  Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét